Dịch vụ Pháp lý
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành/nghề: Dịch vụ pháp lý
Mã ngành/nghề: 6380201
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
- Đào tạo cử nhân trình độ cao đẳng ngành Dịch vụ pháp lý có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam; có khả năng thích nghi tốt với môi trường pháp luật hiện tại và tương lai.
- Có khả năng hiểu và phân tích được những quy định của pháp luật, vận dụng những quy định của pháp luật vào thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý, các nhiệm vụ khác có liên quan đến pháp luật của tất cả các cơ quan, tổ chức.
- Có khả năng phân tích và hướng dẫn thực hiện luật pháp tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, viện nghiên cứu...có liên quan đến hoạt động pháp luật.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức:
- Hiểu biết cơ bản về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, quốc phòng – an ninh;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về lý luận về Nhà nước và pháp luật, có kiến thức chuyên sâu về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
- Hiểu biêt kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, kiến thức pháp lý ở Việt nam và thực tiễn pháp lý;
- Năm bắt và vận dụng được những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật chuyên sâu về dịch vụ pháp lý đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế;
- Nắm vững những quy định của pháp luật vào thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý và các nhiệm vụ khác có liên quan đến pháp luật.
1.2.2. Kỹ năng:
a. Kỹ năng cứng:
- Cập nhật kiến thức pháp luật hiện hành, có khả năng phân tích tình huống, sự kiện pháp lý phát sinh trong thực tiễn, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật trong thực tiễn, vận dụng đúng đắn pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động tư vấn pháp lý;
- Soạn thảo và kiểm tra tính pháp lý của các loại văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng như có được khả năng tư vấn và soạn thảo các loại hợp đồng và đơn khởi kiện…
- Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký, thành lập các loại hình doanh nghiệp; trình tự, thủ tục và hướng giải quyết các tranh chấp xảy ra liên quan đến các lĩnh vực: đất đai, hôn nhân, lao động, mua bán hàng hóa, sở hữu tài sản, thừa kế tài sản, nghĩa vụ dân sự và hợp đồng…
- Tự cập nhật các kiến thức pháp luật mới qua đó có thể tiếp tục theo đuổi các bậc học cao hơn hoặc lấy các chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp.
b. Kỹ năng mềm:
- Thực hiện thành thạo các kỹ năng: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đăng ký và quản lý các sự kiện hộ tịch; thực hiện công tác hòa giải và chứng thực ở cơ sở; thực hiện công tác thi hành án cấp cơ sở.
- Có khả năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu.
- Có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo tin học để có thể soạn thảo văn bản, truy cập internet để thu thập và xử lý thông tin.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
- Có năng lực tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận được những vị trí công tác cụ thể như sau:
- Nhân viên tư vấn pháp lý tại các trung tâm cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc văn phòng luật sư, các công ty luật;
- Làm việc tại Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp;
- Cán bộ Tư pháp cấp xã, phòng Tư pháp, văn phòng các cơ quan Nhà nước;
- Nhân viên phòng Quản lý nhân sự của doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội;
- Tư vấn pháp lý trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
- Có thể được học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học sau đó được học các khóa đào tạo bồi dưỡng chức danh tư pháp như: luật sư, công chứng viên, chấp hành viên.